Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Cảm nghĩ về Việt Nam sau chuyến du lịch




 Dennis Prager

Dennis Prager hiện có một chương trình truyền thanh thính giả đàm thoại (Talk Show) hàng ngày trên đài KRLA tần số 870AM bao gồm vùng Los Angeles và Orange County. KRLA liện hợp với 140 đài khác trên toàn quốc Hoa Kỳ. Ông viết xã luận hàng tuần, là tác giả của bốn cuốn sách và là sáng lập viên của Đại Học Prager.

Thật khó mà kềm nổi các cảm xúc của tôi — nhất là không tránh được phải nổi giận — trong chuyến viếng thăm Viêt Nam của tôi hồi tuần trước. Tôi càng ngưỡng mộ người dân Việt bao nhiêu — thông minh, yêu đời, tự trọng, và chăm chỉ — thì tôi lại càng tức giận chính phủ cộng sản đã gây đau khổ quá nhiều cho người dân nước này (và dĩ nhiên cả người Mỹ chúng ta) trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20.

Điều không may là chính phủ cộng sản vẫn cai trị nước này. Mà Việt Nam ngày nay đã đón nhận cách duy nhất, chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do, để thoát khỏi cảnh nghèo đói, chứ khoan nói đến chuyện thịnh vượng. Vậy thì 2 triệu người Việt phải bỏ mạng trong Chiến Tranh Việt Nam để làm gì? Tôi muốn hỏi một trong những người lãnh đạo Cộng Sản đang cai trị Việt Nam câu hỏi đó. Tôi muốn hỏi: “Này đồng chí, đồng chí đã bỏ hết tất cả những gì mà đảng Cộng Sản của đồng chí đã tranh đấu cho kỳ được: nào là cộng sản, nông nghiệp tập thể, hoạch định trung ương, và quân phiệt, ngoài những lý tưởng khác nữa. Vậy thì hãy nhìn lại xem Hồ Chí Minh yêu kính của đồng chí và đảng của đồng chí đã hy sinh hàng triệu đồng bào người Việt của đồng chí thì đúng ra là để được cái gì?”

Không có câu trả lời nào là câu trả lời hay. Chỉ có một lời nói dối và một lời nói thật, và lời nói thật thì thật thê lương.

Lời nói dối chính là câu trả lời của Cộng Sản Việt Nam, cũng như hầu hết mọi lời nói dối của Cộng Sản, và đã được khối cánh Tả phi Cộng Sản trên thế giới lặp lại. Lời nói dối này đã (và vẫn tiếp tục đang) được dạy tại hầu hết các viện đại học ở phương Tây, và đã (và vẫn tiếp tục đang) được hầu hết mọi phương tiện truyền thông trên địa cầu truyền tải: Lời nói dối đó là Cộng Sản Việt Nam (tức Bắc Việt), và Việt Cộng chỉ tranh đấu giành độc lập cho nước họ khỏi tay ngoại bang. Trước hết là tranh đấu chống Pháp, sau đó là Nhật, rồi đến Mỹ. Những người Mỹ sinh vào thời hậu chiến (sau thế chiến 2) sẽ nhớ là họ cứ được nhắc nhở mãi Hồ Chí Minh là George Washington của Việt Nam, và ông ta yêu mến Hiến Pháp Hoa Kỳ và đã dùng bản hiến pháp này làm nền tảng mô phỏng hiến pháp của ông ta, và chỉ muốn giành độc lập cho Việt Nam.

Sau đây mới là sự thật

Tất cả những kẻ độc tài Cộng Sản trên thế giới đều là những kẻ côn đồ ngông cuồng, thần thánh hóa cá nhân, tham quyền, khát máu. Hồ Chí Minh cũng thế. Hắn thủ tiêu các đối thủ, tra tấn biết bao nhiêu người Việt vô tội mà chỉ có trời mới biết chính xác được bao nhiêu người, và đe dọa hàng triệu người để họ phải cầm súng ra trận cho hắn — phải, cho hắn và cho đảng Cộng Sản Việt Nam đẫm máu, và được một tên sát nhân “vĩ đại” nhất mọi thời đại khác yểm trợ: Mao Trạch Đông. Nhưng những kẻ ngu ngốc về đạo lý tại Hoa Kỳ lại cứ hô to “Ho, Ho, Ho Chi Minh” trong các cuộc biểu tình chống chiến tranh và gọi Hoa Kỳ là những kẻ giết người — “Hey, Hey, LBJ, hôm nay ngươi giết được bao nhiêu trẻ con?”

Đảng Cộng Sản Việt Nam không đánh Mỹ để giành độc lập cho Việt Nam. Mỹ không bao giờ muốn kiểm soát người dân Việt, và có một trường hợp tương tự để chứng minh điều đó: Chiến Tranh Triều Tiên. Mỹ có đánh Cộng Sản Triều Tiên để kiểm soát Triều Tiên hay không? Hay là 37,000 người Mỹ bỏ mạng tại Triều Tiên để người dân Triều Tiên được hưởng tự do? Ai đã (và vẫn là) người có tự do hơn — một người Triều Tiên sống dưới chế độ Cộng Sản Triều Tiên ở Bắc Triều Tiên hay một người Triều Tiên sống tại nơi mà Hoa Kỳ đã đánh bại Cộng Sản Triều Tiên?

Và ai đã là người có tự do hơn ở Việt Nam — những người sống ở miền Nam Việt Nam không Cộng Sản (dù là với tất cả các khuyết điểm của chế độ đó) hay những người sống dưới chế độ Cộng Sản của Ho, Ho, Hồ Chí Minh ở Bắc Việt Nam?

Hoa Kỳ tranh đấu để giải phóng các nước, không phải để cai trị họ. Sự thật là, chính đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không phải Hoa Kỳ, mới là những kẻ muốn kiểm soát người dân Việt. Nhưng lời dối trá lại được tuyên truyền lan rộng khắp nơi và hiệu nghiệm đến mức đa số mọi người trên thế giới — trừ những người Mỹ hậu thuẫn cho cuộc chiến đó và thuyền nhân người Việt và những người Việt khác khao khát tự do — cứ tin rằng Hoa Kỳ nhập trận là để lấy kẽm, tungsten, và để thành lập cả một “đế quốc Mỹ” giả tưởng trong khi Cộng Sản Việt Nam thì tranh đấu cho tự do của người Việt.

Tôi ghé đến “Bảo Tàng Viện Chứng Tích Chiến Tranh Việt Nam” — tòa nhà triển lãm các hình ảnh chống Mỹ cao ba tầng của đảng Cộng Sản. Chẳng có gì để tôi phải ngạc nhiên — tôi chẳng ngạc nhiên vì không có đến một chữ chỉ trích Cộng Sản Bắc Việt hoặc Việt Cộng, không có đến một chữ về việc đe dọa mạng sống của mọi người khắp nơi nếu họ không chiến đấu cho Cộng Sản, không có đến một chữ về những người liều mạng để vượt thoát bằng thuyền, thà chịu nguy hiểm bỏ mạng ngoài biển cả, vào bụng cá mập, hoặc bị hải tặc tra tấn hoặc hãm hiếp tập thể, còn hơn sống dưới chế độ Cộng Sản đã “giải phóng” Nam Việt Nam.

Điều cũng không có gì đáng ngạc nhiên là không thấy có khác biệt gì mấy giữa lịch sử Chiến Tranh Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam kể lại với lịch sử cuộc chiến đó mà hầu như sinh viên nào cũng sẽ được nghe kể lại từ hầu như bất cứ giáo sư nào tại bất cứ trường đại học nào ở Mỹ Châu, Âu Châu, Á Châu, hoặc Châu Mỹ La Tinh.

Tôi sẽ kết thúc bằng đề tài tôi đã bắt đầu — người Việt. Đã đến thăm Việt Nam thì không thể không mang ấn tượng tốt đẹp về người dân nước này. Tôi hy vọng tôi còn sống để thấy ngày người dân Việt Nam, được giải phóng khỏi những lời dối trá của Cộng Sản hiện vẫn lan tràn trong đời sống hàng ngày của họ, hiểu rằng mỗi mạng người Việt hy sinh trong cuộc chiến chống Mỹ đều bị phí phạm vô nghĩa, là thêm một mạng người nữa trong số 140 triệu sinh mạng bị đem ra hy sinh trước bệ thờ tên giả thần khát máu nhất trong lịch sử: Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Tâm Thư Của Sinh Viên Nhật và Việt



Tâm Thư Sinh Viên Nhật Gởi Thế Hệ Trẻ Việt Nam


Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao.

“Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan”

Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào

Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”. Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.
Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.

Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào

Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.

Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?

Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa.

Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?

Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?

Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”



Hồi-Âm

Bạn thân mến,
 
Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.
 
Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”, “thuốc đắng đả tật”.
 
Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”.

 Bạn đã nói đúng: “Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”
 
Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tình của một người trẻ thiếu niềm tin, với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản thân mình.
 
Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc . Nhưng chúng tôi thiếu một thứ.

Đó là Tự Do, Dân Chủ.
 
Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một dân tộc buồn.
 
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Người đã từng nhận được đĩa vàng tại đất nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau:
 
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi Năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”.

 
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi Năm nội chiến từng ngày” ông sống tại miền nam Việt Nam nên nỗi đau của ông còn nh hơn nỗi đau của người miền Bắc chúng tôi. Ông còn có hạnh phúc được tự do sáng tác, tự do gào khóc cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được “đi trên đồi hoang hát trên những xác người” được mô tả người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát tan”.
 
Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như thế hoặc nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau:
 
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
 Bảy mươi năm Cộng Sản đọa đày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt Buồn”

 
Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị một trăm năm Pháp thuộc . Một ít thời gian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm họi bị thống trị bởi một chế độ bị coi là quái vật của thế kỷ.
 
Tại sao người Việt tham vặt.
 
Vì họ đã từng đói kinh khủng.Trong cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã đói đến độ mất cả tình người. Vì một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu nhau dù trước đó họ là người trí thức.
 
Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường.
 
Tôi cũng xin nhắc cho bạn , năm 1945 hàng triệu người Việt miền Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn tìm hiểu phần này trong lịch sử quân Phiệt Nhật ở Việt Nam.
 
Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng “thượng bất chính , hạ tắc loạn”.
 
Khi chấm dứt chiến tranh. Người Việt biết họ phải tự cứu đói mình chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh dành nhau rừng vàng biển bac, kẻ nghèo xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào .
 
Thật là nhục nhã, thật là đau lòng.
 
Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giữ gìn vệ sinh công cộng rất tốt. Còn ở Việt Nam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường.
 
Đúng vậy. Nhưng Tự Do , Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rõ đây là đất nước của mình.
 
Còn chúng tôi? Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình.
 
Ngày trước Nước Việt là của Vua , Có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi nước Việt thuộc Pháp, rồi nước Việt là của Đảng Cộng Sản.
 
Rung của cha ông để li đã từng trở thành của của hợp tác xã, rồi ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là của nhà nước nếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu của mình để ra đi.
 
Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần phải gìn giử.
 
Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóa và không còn nhuệ khí.
 
Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người.
 
Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về lịch sử, văn chương.
 
Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ tiền trên TV trên đường phố.
 
Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà Nội cho người Hà Nội chúng tôi thưởng ngoạn. Và thanh niên Hà Nội đã nhào vô chụp giựt , bẻ nát cả hoa lẫn cành , chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn hiến”.
 
Nhục thật bạn ạ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi hầu như đang lạc lối, thiếu người dẫn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước ngàn năm tang thương , đau khổ.
 
Thật buồn khi hàng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu. Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.
 
Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi “con hãy chọn nghề nào làm cuộc sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng tôi làm những công việc , ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là bất chính.
 
Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng không, nhân viên hải quan, công an giao thông… với hy vọng tiền thu được dù bất minh sẽ nhiều hơn bội phần.
 
Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cặp với đại gia có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì nghèo đói. Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mẹ tự sát vì cùng quẩn sau khi đất nước thái bình gần 40 năm.
 
Bạn ơi. Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì :
 
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

 
Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất lòng.
 
Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay tôi không biết tỏ cùng ai.




Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Hà Nội Biểu tình ngày 17-7-2011

https://www.youtube.com/watch?v=biQ_RkRRkQk


Người Hà Nội biểu tình phản đối Trung Quốc, cướp đất cướp biển Việt Nam, bị công an Việt Nam khiêng lên xe, ngày 17 tháng 7 năm 2011

https://www.youtube.com/watch?v=biQ_RkRRkQk

Bị đàn áp, Đại Úy Minh thuộc lực lượng Công an, dã man đạp vào mặt người biểu tình

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Nhật và Việt sao khác nhau đến thế?

Tác Giả: Mạc Việt Hồng

Nghịch lý của Việt Nam là đời sống kinh tế càng đi lên thì nền đạo đức xã hội lại càng đi xuống.

Việt Nam khác Nhật là lẽ thường. Bởi, lịch sử, văn hóa, nền giáo dục của mỗi dân tộc một khác. Vấn đề ở đây là tại sao lại khác đến như vậy, trong khi cùng ở châu Á, cùng máu đỏ da vàng. Tại sao không chỉ khác nhau ở văn hóa ứng xử mà còn ở đạo đức xã hội?
Trong những ngày qua, khi những trận động đất làm rung chuyển nước Nhật thì ở ngay nơi tâm chấn điêu tàn và đổ nát, nhiều câu chuyện đã làm rung động lòng người.
Người ta truyền nhau bức thư gửi từ Nhật Bản của một người gốc Việt đang làm việc cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima khoảng 25 km. Anh đi trợ giúp người Nhật nhưng công việc chính là thu lượm và chôn cất những người xấu số.
Trong bức thư này, Hà Minh Thành- tên người viết- kể về một đưa bé 9 tuổi, có lẽ đã mất cả cha lẫn mẹ lầm lũi đứng, trong gió rét, với bộ quần áo mong manh, giữa hàng người rồng rắn để chờ lấy khẩu phần ăn bé nhỏ. Cảm thương với em và sợ em khi đến lượt sẽ chẳng còn thức ăn, người đàn ông đã khoác lên tấm thân bé nhỏ của em chiếc áo và đưa em gói lương khô khẩu phần của mình. Thằng bé khom người cám ơn nhưng không ăn ngấu nghiến – như phản ứng bình thường của một đứa trẻ đang đói – mà lẳng lặng đem lên nộp lại cho người phân phát rồi quay lại đứng tiếp vào hàng.
Hay chuyện không hề có cướp phá, hôi của ở Nhật. Chuyện dòng người dài, xếp hàng im lặng để lấy nước, lấy thức ăn, dầu thắp sáng… không hề chen lấn, xô đẩy, cãi cọ. Người khỏe tự giác chăm sóc, giúp đỡ người già yếu, có những người già được cõng trên lưng hàng km. Chuyện 30 đứa bé mồ côi ở một trường học vẫn lặng lẽ chờ cha mẹ tới đón mà mỗi tiếng kẹt cửa có thể làm lóe lên những hy vọng mong manh của chúng, chúng im lặng chịu đựng mà không hề than khóc dù có thể đã biết bố mẹ mình không bao giờ quay lại đón chúng nữa. Hay 50 kỹ sư và công nhân Nhật tình nguyện bám trụ ở nhà máy điện hạt nhân sau khi 4 tổ máy đã phát nổ và hàng trăm ngàn người cũng như hầu hết công nhân nhà máy phải sơ tán. Trong số người tình nguyện ở lại, có người chỉ còn 6 tháng nữa về hưu. Người công nhân sắp hưu trí ấy đã nhắn với lại vợ mình, “Em đừng buồn, nếu anh không về“. Những người tình nguyện ở lại đều biết rằng mình có thể hy sinh. Rồi hình ảnh những người gói hàng cứu trợ làm việc hết sức khẩn trương. Các đội tìm kiếm nạn nhân miệt mài không kể đêm ngày, hối hả, lo lắng như đang tìm chính thân nhân của mình. Còn nhiều lắm những câu chuyện cảm động…


Vặt và cướp hoa trong lễ hội hoa Anh Đào

Báo chí Việt Nam cũng đưa tin khá đầy đủ và có nhiều bài viết ca ngợi tinh thần Nhật bản, bày tỏ sự khâm phục người Nhật và không ít người đã ngậm ngùi so sánh với Việt Nam.
Có người đặt câu hỏi, nếu Việt Nam động đất thì sao nhỉ? Ừ nhỉ, thì sao?
Thì:
- Động đất có khi chết 200 nhưng giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết thêm nghìn nữa.
- Các ban ngành sẽ họp bàn cách cứu hộ từ ngày này qua ngày kia.
- Cướp giật hôi của sẽ phổ biến, hoa người ta còn cướp giật nói chi tới đồ ăn hay tiền bạc vào lúc hỗn quan hỗn quân như vậy. Người đi hôi của sẽ nhiều hơn người đi cứu trợ.
- Nếu có phát khẩu phần ăn sẽ chẳng có hàng lối gì, bà già trẻ nhỏ sẽ bị chen cho bẹp ruột, ai thắc mắc hay nhìn đểu mấy kẻ chen lấn, thì “bố cho mày mấy chưởng”.
- Sẽ xuất hiện đủ loại cò: Cò mua, cò bán, cò di tản, cò cứu trợ, cò bệnh viện… tha hồ chặt chém đồng bào.
- Tiền và hàng cứu trợ sẽ vào tay dân thì ít, cửa quan thì nhiều.
- Ai muốn người nhà mình đang kẹt trong đống đổ nát được đào bới, tìm kiếm trước thì hãy chi đẹp cho đội cứu hộ.
- Khu nào có quan chức ở thì được ưu tiên cứu hộ trước, khu nào dân đen sinh sống thì cứu sau.
- Cửa hàng sẽ thi nhau tăng giá, bắt chẹt những người khốn khổ.
- Tổ chức nào, tôn giáo nào muốn cứu trợ thì phải được sự đồng ý của Mặt trận Tổ quốc và các cấp chính quyền kẻo các “thế lực thù địch” lợi dụng.
.v.v.
Bức tranh toàn cảnh động đất ở Việt Nam, nếu có, nó sẽ na ná như vậy. Nhiều người nhức lòng tự hỏi, sao dân Việt Nam lại tha hóa như thế, có khi cả thế kỷ nữa họ cũng không theo kịp nước Nhật về văn hóa ứng xử…
Nhưng sao họ không đặt câu hỏi, quan chức Việt Nam ra sao, giáo dục của Việt Nam thế nào? Em bé 9 tuổi kia chắc chắn được dậy dỗ trong một nền giáo dục đầy nhân bản, nơi cha mẹ em không phải đi tết lễ, đút lót thầy cô để em được đối xử tốt hơn, được điểm cao hơn, không bị liếm ghế khi phạm lỗi; nơi thầy hiệu trưởng của em không mua dâm hàng chục học trò; nơi giáo viên không chửi học sinh như hát hay bằng những từ “thằng nọ”, “con kia”; nơi các anh chị lớp trên không đấm đá hội đồng, giật tóc, lột áo nhau trong những giờ ra chơi; nơi em đi học không phải qua những con đường đầy hổ tử thần bẫy người hay những cây cầu xây bằng xi măng cốt tre bởi những quan chức như Huỳnh Ngọc Sĩ.v.v.
Người dân Việt Nam chắc chắn sẽ tốt hơn, nhường nhịn, trật tự và tương thân tương ái hơn nếu họ không sống trong một xã hội chụp giật, mua quan bán chức, tham nhũng từ trên xuống dưới; nơi kẻ có quyền hành tha hồ vơ vét cho đầy túi tham; nơi quan chức sở hữu hàng hecta đất, nhà nọ nhà kia, mỗi căn hàng triệu đô mà trẻ em phải đu dây đi học; nơi quan bố chưa nhấc đít khỏi ghế, quan con đã nhăm nhắm ngồi vào; nơi vào cửa đồn công an thì ra cửa nghĩa địa, công an đánh chết dân như đập ruồi; nơi mỗi mét rừng đầu nguồn bị đám quan tham đem bán bằng những món tiền ít hơn tiền mua mớ rau muống.v.v. Quan như thế, sao đòi hỏi dân phải mẫu mực, phải liêm khiết, không hôi của, không cướp giật?


Giám đốc sở điện lực Tokyo khóc. Ảnh AP

Người dân Nhật như vậy vì họ đượng hưởng nền giáo dục nghiêm khắc và trong sạch; vì họ có những quan chức biết đau nỗi đau của dân, biết khóc cùng dân như ông giám đốc sở Điện lực Tokyo dù sự cố xảy ra là do thiên tai, chứ không phải do lỗi ông; vì họ có những vị bộ trưởng như Ngoại trưởng Seiji Maehara, từ chức và xin lỗi dân vì đã nhận số tiền ủng hộ của một nữ doanh nhân nước ngoài trị giá (chỉ có) 610 đô la trong một hoạt động gây quỹ; vì họ có vị thủ tướng rớm rớm nước mắt từ xin từ chức vì không thực hiện được một trong các cam kết của mình… Ở Việt Nam có những quan chức mẫu mực như vậy không? Câu trả lời là một ngàn lần không! Thủ tướng Việt Nam vẫn tại vị sau hàng loạt các bê bối. Quan chức ta không ai chịu trách nhiệm khi thủy điện xả lũ chết dân, khi dân hàng ngày sập bẫy tử thần. Ông Lê Đức Thúy vẫn tại vị và lên Ti vi trả lời phỏng vấn về chính sách tiền tệ khi báo chí Úc đã không ít lần nhắc tên ông trong vụ nhận hối lộ 10 triệu đô la in tiền Polymer. Bác Nguyễn Trường Tô vẫn đủ can đảm ngày ngày xách cặp tới cơ quan làm việc khi cả nước biệt chuyện chủ tịch tỉnh cởi truồng…
Thôi, đừng trách móc, đòi hỏi người dân nếu quan chức của ta như vậy! Đúng là nhà dột từ nóc dột xuống!
Còn tại sao ư?
Hồ Chí Minh khi sinh thời từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Dân tộc ta đã 81 “có” đảng. Như vậy, đại đa số dân chúng Việt Nam hiện nay là những người sinh ra và trưởng thành – như cách chúng ta thường nghe- “dưới ánh sáng của đảng”, “dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng”. Vậy họ là sản phẩm từ sự gieo trồng của đảng mà ra. Không lẽ nói rằng tại đế quốc hay thế lực thù nghịch ư? Không lẽ ‘thành tích’ đánh đuổi đế quốc, thực dân , giành độc lập dân tộc, tăng trưởng kinh tế… là do đảng lãnh đạo, còn suy đồi đạo đức là do thiên tai? Xưa rồi, bây giờ không phải thời kỳ nói lấy được mà người ta vẫn tin.
Nghịch lý của Việt Nam là đời sống kinh tế càng đi lên thì nền đạo đức xã hội lại càng đi xuống.
Đó là bi kịch của dân tộc.
Chẳng biết bi kịch đó còn làm ai băn khoăn nữa không?